Các nhà thiên văn học đã phát hiện thấy một hành tinh có khả năng có sự sống nơi nước lỏng có thể tồn tại. Hành tình này cũng có kích thước tương tự Trái Đất và quay xung quanh một ngôi sao ở gần đó.
Một nhóm các nhà khoa học tìm kiếm hành tinh đã phát hiện ra hành tinh trên khi nó quay quanh một ngôi sao lùn màu đỏ có tên là Gliese 581 và cách ngôi sao này khoảng 20 năm ánh sáng.
Theo các nhà khoa học, hành tinh mói phát hiện nằm trong vùng "Goldilocks zone" của vũ trụ và quay quanh một ngôi sao, có nhiệt độ trên bề mặt không quá nóng hay quá lạnh - một điều kiện lý tưởng để có thể tồn tại nước ở dạng lỏng.
Theo ông Steven Vogt - nhà thiên văn học tại đại học Santa Cruz của nam California (Mỹ) thì phát hiện mới là một sự kiện vô cùng quan trọng và hấp dẫn đối với các nhà thiên văn học bởi hành tinh này nằm rất gần với Trái Đất. Và nếu giải thuyết trên là đúng, thì hành tinh giống Trái Đất nhất này có thể cũng sẽ có một hệ Mặt trời của riêng mình và trở thành hành tinh đầu tiên đem lại cho con người hy vọng về một cuộc sống ngoài vũ trụ trong tương lại.
Các nhà thiên văn trên thế giới đã phát hiện ra hơn 400 hành tinh ngoài Trái Đất nhưng hầu hết trong số chúng đều được bao quanh bởi những khối khí khổng lồ giống như sao Mộc , nơi điều kiện quá khắc nghiệt đối với cuộc sống của con người. Trong số này, có tất cả 6 hành tinh quay quanh các ngôi sao đã được phát hiện (tính cả phát hiện mới nhất này).
Hiện tại, các nhà thiên văn học tiếp tục sử dụng kính viễn vọng Keck tại Hawaii để nghiên cứu sự chuyển động của Gliese 581 và từ đó có thể tìm ra sự hiện diện của một số hành tinh quay quanh nó.
Hành tinh mới được đặt tên là Gliese 581g có khối lượng lớn hơn Trái Đất 3-4 lần và mất khoảng 37 ngày để di chuyển quay quanh một ngôi sao. Theo các nhà khoa học, nó là một hành tinh đá có lực hấp dẫn đủ để có thể giữ được một bầu không khí ở trên đó.
Không giống như những hành tinh khác được phát hiện trước đây, Gliese 581g nằm ở giữa mức độ có thể tạo điều kiện cho sự sống phát triển.
"Chúng tôi đã phát hiện ra nhiều hành tinh nằm ở hai cực của sự sống: một là quá nóng hoặc một là quá lạnh. Nhưng bây giờ chúng tôi đã tìm thấy hành tinh nằm ở mức độ vừa phải" - ông Vogt cho biết.
Một mặt của Gliese 581g luôn luôn đối diện với ngôi sao, nghĩa là nó khá giống với Trái Đất khi quay quanh Mặt trời, tạo ra trạng thái nửa đối diện với ngôi sao luôn sáng và nửa còn lại luôn tối. Và điều kiện lý tưởng nhất để sự sống có thể phát sinh nằm ở khu vực ranh giới giữa ánh sáng và bóng tối.
Nhiệt độ trung bình trên hành tinh này ước tính vào khoảng -31 tới -21 độ C. Nhiệt độ trên mặt đất của hành tinh mới có thể thay đổi từ nóng rực ở mặt sáng đến đóng băng ở mặt tối.
nguồn:
thienvanhoc.org